Khi mà nền kinh tế phát triển kéo theo đó là nhu cầu tiêu dùng càng ngày càng phát triển, mà nhà ở là nhu cầu mà bất kỳ thời kỳ nào thời đại nào cũng có.

Trong vài năm trở lại đây nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao đặc biệt là nhu cầu căn hộ ngày càng tăng cao, số lượng căn hộ được tung ra thị trường ngày càng nhiều. Và kéo theo đó là những nhạt sạn của thị trường căn hộ điển hình như.
Chủ đầu tư không quan tâm tới khách hàng.
Chủ đầu tư ăn sổi ở thì.
Chủ đầu tư ảo tưởng sức mạnh.
Chủ đầu tư gian dối
…. Có rất nhiều vấn đề mà các vấn đề này đều được bắt nguồn từ chủ đầu tư.
Một dự án muốn sống tốt hay sống không tốt thì cũng từ ông chủ đầu tư này mà ra, và các ông chủ đầu tư này ngày càng làm liều khi đem toàn bộ căn hộ cầm cố cho ngân hàng nhưng không có đủ năng lực trả nợ, kết quả ngân hàng siết nợ bằng chính căn hộ, và toàn bộ cư dân của căn hộ đã mua đã thanh toán cho khách hàng trở thành những người “vô gia cư”, hay các ông chủ đầu tư này đối sử với khách hàng như những người ăn nhờ ở đậu nhà mấy ổng, muốn cắt điện là cắt, muốn cắt nước là cắt, thích thì cho thang máy chạy, buồn buồn là cho thang máy nghỉ ngơi.
Chính những con sâu này đã và đang làm cho thị trường căn hộ tại Việt Nam đang dần mất đi niềm tin vào chủ đầu tư.
Vậy chủ đầu tư Căn Hộ Sky Dream có giống những ông chủ đầu tư như trên không, câu hỏi này hãy để thời gian trả lời, nhưng có một điều chắc chắn đó là tại thời điểm hiện tại Hưng Thịnh Corp đã và đang làm tốt với vai trò là một chủ đầu tư mà rất nhiều chủ đầu tư khác không làm được, và cũng đã và đang làm được những gì mà mình nói, mình cam kết với khách hàng.
Nguồn: Tại Sao Người Mua Nhà Lại Sợ Bị Lừa
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Sau khi được pháp luật công nhận, ghi nhận tổ chức ngành nghề (Hội môi giới bất động sản Việt Nam), hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản đang biến chuyển theo hướng chuyên nghiệp và minh bạch hơn. Khi thị trường phục hồi cả về lượng và chất, dân môi giới bất động sản cũng dễ “kiếm sống” bằng nhiều phương cách.

Quy định môi giới nhà đất phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng sau đó đã không thành văn bản áp dụng, nhưng mới đây, lực lượng trung gian địa ốc bị áp dụng điều kiện phải có chứng chỉ hành nghề môi giới (từ 16/2). Tuy vậy, điều các môi giới quan tâm hàng đầu lúc này vẫn là lựa chọn dạng sản phẩm để khai thác.

Càng non càng tốt
Thuật ngữ này nhằm ám chỉ cách lựa chọn dự án phân phối được truyền tai nhau trong chợ địa ốc. Cụ thể, theo tìm hiểu của PV tại một số trung tâm tư vấn, sàn giao dịch bất động sản khu vực Trung Hòa – Nam Trung Yên – Yên Hòa, thì các cá nhân hành nghề (nhân viên chính thức của sàn hoặc cộng tác viên) đều chủ yếu quan tâm tới các dự án nhà ở thương mại 'mới ra lò'.

Hiểu nôm na, đó là những dự án đã cơ bản hoàn thành pháp lý đầu tư (có giấy chứng nhận, phê duyệt dự án, hoàn thành nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế) và ưu tiên hàng đầu dự án sở hữu vị trí thuộc khu vực trung tâm Hà Nội.

Với những sàn không mạnh về tài chính và thiếu liên kết thì tiếp cận dự án kiểu này để mang 'hàng nét' về cho nhân viên là việc không dễ. Đơn cử, thời gian trước là HACC1 Complex, Diamond Flower Tower, 219 Trung Kính hay Artemis Lê Trọng Tấn, còn mới đây nhất là các dự án cao cấp ở phía Tây cung cấp dòng sản phẩm shophouse…

Thực chất, việc ưu tiên lựa chọn những dự án kiểu 'cấp tập làm móng – vội vã huy động tiền đặt chỗ' của dân môi giới được giải thích bởi xu hướng đầu tư mới hình thành vài tháng nay.

Đại để, những nhà đầu tư mới tham gia thị trường (chủ yếu dưới dạng nhóm) thường tìm tới các dự án có vị trí đắc địa, có thương hiệu chủ đầu tư mạnh, được đảm bảo tài chính dự án (có ngân hàng tài trợ hoặc bảo lãnh công khai trên phương tiện thông tin đại chúng).

“Đây cũng là kiểu kinh doanh, khai thác lợi nhuận từ…lúa non nhưng với dự án đã xây tới tầng cao, thì đầu tư rót tiền sẽ rất khó kỳ vọng sang nhượng có lãi. Bởi vào thời điểm đó, tất cả thông tin xoay quanh dự án như mức giá, tiến độ, các đơn vị tham gia phân phối chính thức đều đã rõ ràng. Nói cách khác, một khi lực đầu tư bão hòa thì dự án chỉ là sân chơi giữa chủ đầu tư và người mua ở thực” – bà Như Hà, PGĐ của một sàn giao dịch chuyên dự án cao cấp ở Nam Từ Liêm cho biết.

Ngoài ra, việc nhà đầu tư 'tránh' dự án đã xây cao/hoàn thiện bàn giao thô còn xuất phát từ thực tế nhiều công trình thời gian qua vi phạm pháp luật BĐS khi bàn giao cho khách hàng. Nếu 'trót' ôm sản phẩm ở những dự án dạng này, nhà đầu tư rất khó sang nhượng trong bối cảnh dự án gặp bất lợi, thậm chí gây sợ hãi cho người mua thực.

Những món hàng truyền thống
Nhiều môi giới tại các sàn giao dịch có tiếng trong thị phần phân phối Hà Nội đều muốn được giao bảng hàng sản phẩm của một số dự án thuộc dạng 'im hơi lặng tiếng' ở khu vực trung tâm.

Rõ nhất là các dự án như 109 Nguyễn Tuân, Sunrise City Lê Văn Lương hay số 1 Giáp Nhị (Eco Green Tower của liên danh Sông Đà 1.01 và Công ty CP Hóa chất). Tuy nhiên, cũng có một vài dòng sản phẩm thuộc dạng 'câu giầm' của các cá nhân môi giới ở bất cứ thời điểm nào của thị trường.

Theo chân Sơn (môi giới của một công ty nhà đất trụ sở tại quận Thanh Xuân), người viết bài mới hay cá nhân này không thiếu việc để làm. Chỉ trong một buổi chiều, Sơn đã dẫn 4 khách đi xem chung cư để thuê tại quận Đống Đa và 2 khách khác tìm hiểu nhà mẫu của một dự án ở khu vực đường Lê Văn Lương – Tố Hữu.

Kết quả Sơn gặt hái được là hai hợp đồng thuê nhà được ký kết và khách đầu tư dự án cũng đồng ý đặt cọc giữ chỗ. “Từ cuối quý I đến nay, tình hình thị trường đã khá lên trông thấy anh ạ. Khách thuê nhà đã chấp nhận mức giá phổ biến cao hơn mặt bằng trong năm 2015. Còn người mua chung cư cũng nhanh chóng xuống tiền để chốt giao dịch” – môi giới 34 tuổi này vui vẻ cho biết.

Tương tự, một môi giới khác tên Hà Mai (làm việc ở khu vực Hai Bà Trưng và Hoàng Mai) cũng tỏ rõ sự phấn khởi khi đạt doanh số cao trong 2 tháng trở lại đây. Dù mới gia nhập đội quân môi giới được chừng một năm, nhưng Mai đã có hàng chục hợp đồng được thực hiện thành công.

Được biết, Hà Mai chỉ chuyên mảng tư vấn về cho thuê chung cư trung cấp, bình dân và mới đây thì làm thêm cả mặt hàng chung cư mini. “Làm cho thuê dễ hơn và nhiều khách có tiềm năng hơn so với mảng bán căn hộ. Chưa kể, hầu hết khách hàng và chủ nhà dạng này cũng khá thoải mái trong việc chi trả hoa hồng dịch vụ tư vấn cho môi giới”, Mai chia sẻ.

Ngoài các mặt hàng thuộc dạng truyền thống nêu trên, dòng sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng và shophouse hiện cũng đang được nhiều nhà phân phối để tâm. Điều này phần nào thể hiện qua việc thời gian gần đây, nhiều thông tin tích cực về bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc, Nha Trang, Quảng Ninh và Đà Nẵng liên tục phủ kín các phương tiện truyền thông đại chúng.

(Theo Thời báo kinh doanh)
Việc người đứng đầu Hà Nội đưa ra lời kêu gọi 15 tỷ USD dành cho cải tạo chung cư trước tình trạng các khu chung cư trên địa bàn thành phố xuống cấp nghiêm trọng sau 30 - 40 năm đưa vào sử dụng, được xem là chủ trương đúng và trúng.

Mặc dù khẳng định mục tiêu trên có thể hoàn thành, song Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, việc Hà Nội cần làm ngay lúc này là đưa ra những hành động mạnh mẽ nhằm gây dựng lòng tin cho doanh nghiệp.

- PV: Tiến độ cải tạo chung cư cũ trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn chưa quá được con số 2% sau 10 năm triển khai, việc chậm trễ này xuất phát từ nguyên nhân nào, thưa ông?

Những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là rào cản ảnh hưởng đến chủ trương cải tạo chung cư cũ được UBND TP. Hà Nội đưa ra từ những năm 2005 - 2006. Nhằm xử lý vướng mắc trên, điều đầu tiên là phải làm rõ được bài toán chia sẻ lợi ích từ việc cải tạo chung cư cũ. Phải làm rõ Nhà nước được bao nhiêu? chủ đầu tư được bao nhiêu? cư dân được bao nhiêu? Những việc làm trên cần đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, nếu 70% cư dân đồng ý với phương án phân chia lợi ích được đưa ra lấy ý kiến thì các bên cứ lấy đó làm cơ sở để thực hiện.

Cần phải được thực hiện công khai, minh bạch trong cơ chế phân chia lợi ích các bên để các bên thống nhất. Dựa trên kết quả việc lấy ý kiến công khai sẽ xây dựng được phương án chia sẻ lợi ích hợp lý - hài hòa giữa các bên, như vậy trở ngại về GPMB sẽ được giải quyết.

- Theo quy định thì chỉ cần 75% cư dân toà nhà đồng ý là UBND cấp quận có quyền thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính đối với các hộ dân không đồng thuận. Nhưng UBND các quận lại rất ngại cưỡng chế, vậy theo ông vấn đề này cần được giải quyết ra sao?

Đã nói đến cải tạo chung cư cũ, có nghĩa là nhà nước phải đặt lợi ích chung lên trên lợi ích thiểu số. Nếu 75% hộ dân đã đồng thuận thì UBND cấp quận cần mạnh dạn ban hành quyết định cưỡng chế hành chính. Một khi Luật đã cho phép thì cứ theo luật mà làm. Dựa vào các Nghị định hướng dẫn, TP. Hà Nội có thể xây dựng một quy chế riêng để giải quyết vướng mắc trong việc cải tạo chung cư cũ, cần tạo ra hành lang pháp lý để người đứng đầu UBND các quận mạnh dạn tổ chức cưỡng chế hành chính khi cần thiết.


- Quy chế quản lý chiều cao nhà cao tầng vừa ban hành đã cho phép tăng chiều cao chung cư sau cải tạo lên 18 - 24 tầng, thế nhưng mặt khác lại hạn chế tăng dân số cơ học. Theo ông, mâu thuẫn này cần phải giải quyết như thế nào?

Có thể khi đưa ra quy định hạn chế tăng dân số, TP. Hà Nội lo ngại hạ tầng một số khu chung cư cũ sẽ bị quá tải. Nhưng khi đã cho tăng tầng, TP. Hà Nội cần phải xem xét đảm bảo hài hoà lợi ích cho doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư. Thành phố cần chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức nghiên cứu, tính toán kỹ hạ tầng của từng khu vực chung cư cũ, đối với những khu hạ tầng vẫn đảm bảo thì không nên hạn chế dân số.

- Nhiều nhà đầu tư khẳng định con số 15 tỷ USD mà UBND TP. Hà Nội vừa kêu gọi đầu tư không phải là con số quá lớn nếu thành phố có hành động “cởi trói” mạnh mẽ. Vậy ông đánh giá ra sao về việc này?

TP. Hà Nội nằm trong số những địa phương hội tụ rất nhiều nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Nếu các vướng mắc về cơ chế được giải quyết kịp thời thì số vốn 15 tỷ USD mà thành phố Hà Nội đang kêu gọi là mục tiêu có thể hoàn thành. Theo tôi, việc đầu tiên Hà Nội cần làm là xây dựng quy chế đảm bảo đúng tiến độ GPMB. Trên thực tế, rất nhiều dự án bị đội giá lên 100%, thậm chí 200% vì doanh nghiệp mắc kẹt về GPMB, trong khi đó họ không có quyền để thay thế cơ quan quản lý thực hiện GPMB.

Vì vậy, TP. Hà Nội cần phải xây dựng một cơ chế xử lý đối với nhóm hộ dân tối thiểu không ủng hộ chủ trương. Thành phố cần làm rõ việc cưỡng chế các hộ dân không đồng thuận được thực hiện theo quy trình thu hồi đất hay quy trình riêng của việc cải tạo chung cư? Nếu Hà Nội giải quyết được những vấn đề trên thì doanh nghiệp sẽ tin tưởng vào cơ chế để mạnh dạn tham gia.

- Từ những vướng mắc đang tồn tại, ông có cho rằng TP. Hà Nội có nên tổ chức một cuộc đối thoại với các nhà đầu tư để tháo gỡ “tại trận” khó khăn cho doanh nghiệp, giống như một số địa phương đã làm?

Việc lãnh đạo TP. Hà Nội tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp BĐS có ý định tham gia cải tạo chung cư cũ là việc làm rất cần thiết, song cần dựa trên quy chế cụ thể. Trước tiên, TP. Hà Nội cần xây dựng một quy chế về cải tạo chung cư cũ để lấy ý kiến. Sau đó, trong quá trình chỉnh sửa quy chế, lãnh đạo thành phố sẽ tổ chức đối thoại. Cuộc đối thoại (nếu tổ chức) sẽ là cơ hội để lãnh đạo Hà Nội lắng nghe và tháo gỡ kịp thời thắc mắc của doanh nghiệp và khẳng định quan điểm “nói đi đôi với làm”, thay đổi tư duy “Hà Nội không vội được đâu” đã hình thành nhiều năm qua.

Cảm ơn ông!

(Theo Tiền Phong Online) 
Đã qua rồi thời kỳ người mua phải tranh nhau xếp hàng, mỏi mắt tìm dự án, thị trường BĐS hiện tại không thiếu nguồn hàng, người mua có nhiều lựa chọn. Giới lướt sóng BĐS không còn hoạt động sôi nổi như giai đoạn 2015 mà đã nhường sân chơi cho nhà đầu tư dài hạn.

Cam kết lợi nhuận ngày càng cao
Dù đạt tiêu chuẩn 5 sao, nằm ngay trung tâm TP. Đà Nẵng, view sông Hàn, giá bán mềm 1,9 tỷ, được người mua quan tâm ngay từ thời điểm chưa công bố nhưng khi Nam tiến vào ngày 11/6, chủ đầu tư dự án căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp F.Home vẫn phải tung ra hàng loạt chương trình bán hàng mới nhằm tăng tính cạnh tranh với các dự án trong cùng khu vực. Bên cạnh gói nội thất cao cấp và cam kết sau 10 năm lại tặng tiếp gói nội thất 5 sao mới, người mua nhà tại dự án này còn được tặng cơ hội rút thăm mua căn hộ với giá chỉ 100 triệu đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư dự án còn cam kết sẽ thuê lại căn hộ với mức sinh lời 13,5% /năm trong vòng 10 năm với mục tiêu thu hút nhà đầu tư dài hạn. Đại diện công ty Fland, đơn vị phân phối dự án cho biết, các cam kết cho thuê của dự án mở rộng cho khách hàng lựa chọn hoặc là tiếp tục đàm phán cho thuê lại, hoặc sẽ nhận lại căn hộ để sử dụng như bình thường đảm bảo yếu tố sinh lợi ổn định lâu dài cho nhà đầu tư.

Thực tế, hình thức bán hàng tặng vàng, tặng xe, ưu đãi lãi suất, chiết khấu, cam kết lợi nhuận vốn không có gì mới mẻ trong hoạt động mua bán nhà hiện nay. Không chỉ F.Home, hàng loạt dự án căn hộ cao cấp, căn hộ nghỉ dưỡng khác khi chính thức mở bán luôn phải đi kèm với các chính sách bán hàng ưu đãi trên.

Đơn cử, Condotel Coco Ocean Resort Đà Nẵng, dù có vị trí đẹp, được chào bán với giá từ 1,2 tỷ đồng nhưng để đảm bảo sức cạnh tranh chủ đầu tư vẫn cam kết lợi nhuận tối thiểu 12% một năm trong 8 năm. TNR Holdings Việt Nam áp dụng chính sách tặng 4 lượng vàng khi giao dịch thành công căn hộ tại dự án khu phức hợp cao cấp The GoldView. Ngoài ra, để sở hữu căn hộ, khách hàng có thể lựa chọn hình thức chỉ cần thanh toán 15% đến khi nhận nhà vào 10/2017. Với các khách hàng không sử dụng gói vay ưu đãi từ ngân hàng  có thể lựa chọn nhận chiết khấu 3% trên giá trị căn hộ kèm chuyến du lịch châu Âu và cặp vé xem chung kết Euro. Tại dự án này, Sun Group cũng cam kết lợi nhuận không thấp hơn 9%/năm trong vòng 10 năm cho sản phẩm biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng. Tương tự, The Hamptons Hồ Tràm khẳng định tăng lợi nhuận cho thuê dài hạn 5% - 10%, Vinhomes cam kết tỷ suất lợi nhuận từ 21% đến 100% cho các dự án biệt thự phố, Condotel và biệt thự nghỉ dưỡng. Ariyana Smart Condotel Nha Trang cũng áp dụng cam kết lợi nhuận 8% mỗi năm trong 5 năm đầu tiên…



Mức cam kết lợi nhuận hiện tại của các doanh nghiệp cũng được nhận định là tăng khá cao so với 2 năm trước. Nếu đầu năm 2015, các cam kết lợi nhuận ở mức 6 -9 %/ năm, chỉ một số ít dự án dám đưa ra con số 10% - 11% thì từ đầu năm 2016 đến nay, con số cam kết lợi nhuận luôn ở mức 10- 13%/năm, có dự án còn đưa ra mức cam kết 15 -20%. Như vậy chỉ sau gần 6 tháng mức cam kết lợi nhuận đã tăng từ 3 -5% chưa tính một số dự án nghỉ dưỡng có cam kết lợi nhuận tăng gần 7-10% so với thời điểm cuối 2015.

Thị trường hướng về nhà đầu tư dài hạn
Nếu năm 2015, việc người mua đứng xếp hàng, tranh nhau từng vị trí, đặt cọc xong một căn vừa ra đến cổng là có thể sang tay ngay với giá chênh 50 triệu thì hiện tại, các sàn phải tranh giành khách khá khó khăn khi giới đầu tư, nhất là dân lướt sóng không còn hứng thú như trước đây.

Một nhà đầu tư tại Tp.HCM cho biết, năm 2014 -2015 ông lướt sóng căn hộ cao cấp khá thành công. Thông thường, một dự án ông chỉ giữ tầm 2 -3 tháng rồi bán ra với lợi nhuận không cao nhưng đầu ra ổn định và không sợ chết hàng do nhu cầu tiêu thụ lúc đó rất mạnh. Tuy nhiên thời điểm hiện tại không chỉ ông mà nhiều nhà đầu tư khác đều không dám mạo hiểm lướt sóng do đầu ra không còn duy trì tốt như trước đây. Điều này giải thích vì sao nhiều nhà đầu tư quyết định chuyển sang lĩnh vực khác hoặc hướng đến đầu tư dài hạn.

Theo ông Ngô Quang Khải, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Fland, việc các chủ đầu tư gia tăng cam kết lợi nhuận cho thấy nhu cầu thị trường đang tập trung vào nhà đầu tư dài hạn, xu hướng lướt sóng đã hạn chế dần đi. Các căn hộ có giá tầm 1,2 – 2 tỷ có sức tiêu thụ tốt do tập trung đúng vào nhu cầu tìm kiếm của thị trường, chính vì vậy các sản phẩm này được chủ đầu tư mạnh tay cam kết vì họ có cơ sở lạc quan với đầu ra, nhất là để cho thuê. Ông cũng nhận định, khi thị trường mua nhanh, bán nhanh, các chính sách như cam kết lợi nhuận không được quan tâm bằng các mức chiết khấu giá và lãi suất ưu đãi. Thị trường hiện tại lại chỉ ở mức ổn định chứ không còn nóng sốt, đây là thời điểm nhà đầu tư dài hạn trụ lại thị trường, các cam kết lợi nhuận lâu dài phát huy tác dụng tốt hơn các chính sách khuyến mãi khác.

Dự báo về thị trường BĐS nửa cuối năm 2016, ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị CEN Group cho rằng, dù vẫn tiếp tục duy trì trạng thái cân đối cung - cầu chung của thị trường nhưng ở những phân khúc cụ thể vẫn sẽ có những biến động nhất định. Phân khúc nhà giá rẻ và trung bình có thể khan hiếm, dẫn tới giá tăng, còn phân khúc cao cấp, hạng sang và BĐS du lịch sẽ gặp không ít khó khăn để tìm đầu ra, sức tiêu thụ khó duy trì như thời gian qua và giá bán vì thế cũng có thể sẽ chững lại. Động thái này ít nhiều khiến giới đầu tư quay lại với các chính sách đầu tư dài hạn, đảm bảo lợi nhuận an toàn.

Phương Uyên
(Theo Tuổi trẻ online)
Sở Xây dựng Tp.HCM vừa công bố danh sách 35 dự án được bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai 2016 với tổng số 14.992 căn hộ, biệt thự và nhà phố.
Cụ thể, tổng giá trị của các hợp đồng huy động vốn (tỷ lệ 70%) của 35 dự án vào khoảng 27,540 tỷ đồng. Theo danh sách được công bố, mức giá sàn xây dựng cho các căn hộ dao động từ 16-50 triệu đồng/m2, biệt thự là 60 triệu đồng/m2, nhà phố từ 15-163 triệu đồng/m2.

Theo đó, công ty Phú Mỹ Hưng có 5 dự án được phép bán tại quận 7, trong đó có 2 dự án mỗi dự án gồm 277 căn hộ, giá trị hợp đồng vay (chiếm 70%) trên 1,3 tỷ đồng. Ông lớn địa ốc Novaland được phép bán 2 dự án tại quận 4 là dự án cao ốc thương mại dịch vụ tại đường Nguyễn Khoái gồm 464 căn và dự án cao ốc tại Bến Vân Đồn gồm 312 căn. Cả hai dự án này có giá chào bán từ 26 - 38 triệu đồng/m2.

Trong danh sách này, công ty CP Đầu tư XD Tân Liên Phát góp mặt với dự án có số căn hộ nhiều nhất là chung cư B2.1, B2.2, B2.3 thuộc dự án khu phức hợp Tân Cảng Sài Gòn (phường 22, quận Bình Thạnh) với 1,706 căn hộ, giá trị hợp đồng vay là hơn 4.420 tỷ đồng và giá bán là 32 triệu đồng/m2. Chung cư B5.1-3, B5.1-5 thuộc dự án Vinhome Central Park (phường 22, quận Bình Thạnh) cũng của Tân Liên Phát với 838 căn, có giá trị huy động vốn là 3,490 tỷ đồng và giá bình quân là 38 triệu đồng/m2.


Một dự án khác là dự án chung cư nhà ở xã hội lô M thuộc dự án khu dân cư phía Bắc Rạch Bà Bướm (phường Phú Thuận, quận 7) của công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) với 1.030 căn hộ, tương ứng giá trị hợp đồng là 625 tỷ đồng và giá bán bình quân là 14,7 triệu đồng/m2. Dự án chung cư cao tầng tại số 31A-31B-31C-31/1 (đường Nguyên Hồng, phường 1, quận Gò Vấp) của công ty CP Đại ốc Sacom (Samland) gồm 65 căn. Công ty CP BĐS Sơn Kim có 233 căn hộ thuộc khối A và 206 căn hộ khối B thuộc khu liên hợp cao ốc trung tâm thương mại - văn phòng và căn hộ tại phường Thảo Điền, quận 2.

Theo danh sách, Công ty Hưng Thịnh có dự án tại quận Tân Bình với 495 căn cũng được phép bán, có giá trị hợp đồng vay là 2,4 tỷ đồng, đơn giá bán/sàn xây dựng là 34 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, Hưng Thịnh còn có một dự án khác tại quận Tân Phú cũng lọt vào danh sách được phép bán là chung cư cao tầng tại đường Âu Cơ, gồm 741 căn hộ.

Một doanh nghiệp khá nổi tiếng với nhiều dự án BĐS tại Sài Gòn là công ty Tổ chức Nhà quôc gia (NHO) lần này cũng góp mặt trong danh sách với một dự án tại quận 9 đó là block 1 và 2 thuộc dự án chung cư cao tầng, bao gồm 884 căn hộ, tương ứng giá trị hợp đồng vay là 744 tỷ đồng và đơn giá/m2 sàn xây dựng là 33 triệu đồng.

Công ty Địa ốc Hoàng Quân và Quỹ Phát triển nhà ở thành phố cũng được phép mở bán 718 căn hộ thuộc chung cư khối C, D, E, F của dự án nhà ở xã hội (số 35 Hồ Học Lãm, phường An Lạc, quận Tân Bình) với giá trị huy động là 276 tỷ đồng và giá bán từ 14-20 triệu đồng/m2. Công ty CP Đầu tư - Xây dựng Bình Chánh (BCI) được phép bán 463 căn hộ thuộc dự án Cao ốc An Lạc (phường An Lạc A, quận Bình Tân) với giá trị huy động 441 tỷ đồng và giá bán bình quân 23 triệu đồng/m2.

Trong danh sách lần này, phân khúc nhà phố có 3 dự án, gồm khu nhà ở phường Phước Long B (quận 9) của Công ty BĐS Thuận Thành với 15 căn nhà, giá bán 27 triệu đồng/m2; dự án khu dân cư thấp tầng Thảo Điền (phường Thảo Điền, quận 2) của công ty TDS với 29 căn nhà phố, giá bán 163 triệu đồng/m2; khu nhà ở phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân với 53 căn nhà phố của Công ty Hai Thành, giá bán 15 triệu đồng/m2.

Phân khúc biệt thự có 111 căn của dự án khu dân cư City Land (phường 5, quận Gò Vấp) của Công ty Đầu tư Địa ốc Thành phố với giá trị huy động là 307 tỷ đồng và giá bán là 60 triệu đồng/m2.

(Theo Trí thức trẻ)
Sáu tháng cuối năm, thị trường bất động sản Tp.HCM hứa hẹn sẽ chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ khi hàng loạt dự án lớn nhỏ rục rịch bung hàng. Sự đa dạng nguồn cung mang đến nhiều lựa chọn hấp dẫn cho người mua nhưng cũng là áp lực cạnh tranh không nhỏ cho các doanh nghiệp.
Nhiều dự án rầm rộ khởi động


Cuối tuần qua, Công ty CP Thương mại Địa ốc Việt (Vietcomreal) đã tổ chức lễ khởi công Dự án Viva Riverside tại quận 6, Tp.HCM. Viva Riverside tọa lạc tại mặt tiền đại lộ Võ Văn Kiệt, có diện tích 7.466m2 với 26 tầng, khi hoàn thành sẽ cung cấp ra thị trường 567 căn hộ có diện tích từ 50 - 105m2 (căn hộ 1 - 3 phòng ngủ). Được biết, dự kiến dự án này sẽ chính thức mở bán trong quý III năm nay với mức giá trung bình dự kiến khoảng 1,4 tỷ đồng/căn hộ.  Ngoài Viva Riverside, theo lãnh đạo Vietcomreal, cũng trong quý III đơn vị này tiếp tục tung ra thị trường thêm một số dự án quy mô lớn khác tại các khu vực quận 4, quận 8, Tp.HCM.

Thị trường quận 4 vốn có áp lực cạnh tranh vô cùng gắt gao nay lại thêm sôi động khi 2 ông lớn là Tập đoàn Novaland và TNR Holdings Việt Nam đều tung sản phẩm mới ra trong quý III. Cụ thể, Novaland vừa chính thức công bố ra thị trường dự án Khu phức hợp Sài Gòn Royal, tọa lạc tại 34 - 35 Bến Vân Đồn. Dự án được xây dựng trên khu đất rộng 6.669m2, gồm 2 khu. Trong đó, khu 1 cao 33 tầng và 4 tầng hầm; khu 2 cao 18 tầng và 4 tầng hầm. Vị trí dự án đối diện với khu lõi trung tâm tài chính - thương mại của Thành phố. TNR Holding cũng đang làm nóng thị phần cao cấp với việc mở bán tháp Gold River View thuộc Khu phức hợp The GoldView (346 Bến Vân Đồn, Q.4, Tp.HCM). Dự án The GoldView được xây dựng trên khu đất rộng 23.061 m2, gồm 2 tòa tháp Gold River View (33 tầng và 2 tầng hầm) và tháp B (27 tầng và 2 tầng hầm) với 1.905 căn hộ. Chủ đầu tư rất tin tưởng vào thanh khoản của dự án vì đây là dự án “khủng” nhất trên cung đường Bến Vân Đồn kết hợp với loạt tiện ích cao cấp như trung tâm thương mại, đài phun nước, hồ bơi cảnh quan, vườn treo… Sắp tới đây, phân khúc BĐS cao cấp cũng sẽ đón nhận một dự án cao tầng mới do TNR Holdings Việt Nam phát triển.

Tương tự, đầu tháng 7 tới, Công ty Him Lam Land sẽ chính thức công bố và nhận đặt chỗ dự án căn hộ Him Lam Phú Đông. Đây là dự án có quy mô khoảng 400 căn hộ nằm trong tổng thể khu Him Lam Phú Đông và là dự án được Him Lam cam kết đầu tư cao cấp nhất tại khu vực Đông Bắc. Sản phẩm dự án này được bán ra thị trường với mức giá khá hợp lý khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/căn hộ. Công ty BĐS Nam Long cũng vừa tung ra 800 căn hộ thuộc dự án cao cấp Fuji Residence (quận 9) với diện tích từ 54 - 67m2. Công Ty Sơn Thuận mở bán dự án The Southern Dragon (685 Âu Cơ, Tân Phú, Tp.HCM). Dự án có quy mô 4 block, cao 22 tầng, gồm 1.136 căn hộ, diện tích đa dạng từ 77 -106m2, được bán với giá từ 1,6 tỷ/ căn, đã hoàn thiện nội thất cơ bản. Hiện chủ đầu tư đang đẩy mạnh thi công cuốn chiếu, đảm bảo bàn giao căn hộ tới khách hàng vào tháng 12/2016. Bên cạnh đó hàng loạt chủ đầu tư lớn khác như Hưng Thịnh, Khang Điền, Phú Sơn Thuận … đều có kế hoạch tung ra sản phẩm mới trong quý III tới đây.

Áp lực cạnh tranh càng ngày càng nặng

Thị trường trong 6 tháng cuối năm
Thị trường trong 6 tháng cuối năm sẽ là sân chơi cho các doanh nghiệp có tiềm lực thực sự
Theo dự kiến, đến cuối năm 2016, Tp.HCM sẽ có ít nhất trên 50.000 căn hộ mới gia nhập thị trường. Trong khi đó, tín dụng BĐS lại có dấu hiệu bị siết chặt. Sự xuất hiện liên tiếp các thông tin không hay về nhiều chủ đầu tư đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ của thị trường. Nhu cầu mua chững lại do khách hàng ít nhiều suy giảm niềm tin với thị trường và một số đơn vị đầu tư thiếu minh bạch.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, thị trường 2016 sẽ không dành cho những doanh nghiệp yếu kém, thiếu tiềm lực tài chính, quá dựa vào nguồn vốn ngân hàng và người mua nhà. Những chủ đầu tư đưa ra các dòng sản phẩm đầu tư không đúng mức, thiếu chiến lược bán hàng và tạo dựng thương hiệu sẽ rất khó cạnh tranh khi thị trường thanh lọc. Tiến sĩ Hiển cũng cho rằng, người mua nhà sẽ là người quyết định sự thanh lọc của thị trường. Những dự án tốt, có chủ đầu tư uy tín, có thực lực tài chính, đã có sản phẩm chất lượng tồn tại trên thị trường và có ngân hàng hỗ trợ tài chính sẽ tạo được lợi thế lớn. Bên cạnh đó, những yếu tố như vị trí, tiện ích, thiết kế và yếu tố xây dựng cũng giúp dự án vươn lên chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh mua bán gắt gao của 6 tháng cuối năm.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó TGĐ TNR Holdings Việt Nam nhận định, yếu tố quan trọng nhất giúp một doanh nghiệp thành công chính là định hướng mục tiêu phát triển đúng đắn, rõ ràng. Luôn phải xác định mục tiêu là mang đến cho khách hàng những sản phẩm BĐS tốt nhất bên cạnh việc tạo ra sự đột phá mới về phong cách và luôn mang lại sự khác biệt bằng chất lượng vượt trội, tiện nghi hiện đại. Bên cạnh đó, tiềm lực tài chính và quỹ đất tốt sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được về nguồn vốn để phát triển các dự án, cũng như đảm bảo được cam kết với khách hàng về tiến độ và chất lượng các công trình. Những chủ đầu tư không đáp ứng các tiêu chí trên rất khó trụ được trong thời điểm thị trường đang dồi dào nguồn cung như hiện nay.

Nhu cầu mua nhà tại Tp.HCM luôn là rất lớn, nguồn cầu mạnh mẽ này có được khai thác đúng hướng hay không phụ thuộc rất nhiều vào hướng đi đúng đắng của các chủ đầu tư. Một dự án tốt, chất lượng, chủ đầu tư uy tín, minh bạch, pháp lý đảm bảo và tài chính vững mạnh thì dù trong giai đoạn khó khăn vẫn sẽ tồn tại vững vàng. Bà Hiếu cho biết thêm.

Phương Uyên

(Theo Tuổi trẻ Online)